Blogroll

Khủng hoảng kênh Suez

Trung Đông trong Chiến tranh Lạnh là một vũ đài rất quan trọng và cũng rất không ổn định. Vùng này nằm trực tiếp phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nơi Liên xô có ảnh hưởng truyền thống rất mạnh.


Vùng này cũng có những trữ lượng dầu mỏ to lớn, không tối cần thiết cho bất kỳ một siêu cường nào trong thập niên 1950 nhưng là tối quan trọng cho việc nhanh chóng xây dựng các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Nhật Bản.
Kế hoạch ban đầu của Mỹ về Trung Đông là hình thành nên một vành đai phòng vệ dọc theo biên giới phía bắc của vùng. Vì thế Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, và Pakistan đã ký Hiệp ước Baghdad và gia nhập CENTO. Phương Đông trả đũa bằng cách tìm kiếm ảnh hưởng tại các quốc gia như Syria và Ai Cập. Tiệp Khắc và Bulgaria lập các hợp đồng vũ khí với Ai Cập và Syria, khiến các thành viên Khối hiệp ước Warsaw có sự hiện diện mạnh trong vùng. Ai Cập, một nước bảo hộ cũ của Anh, là một trong những nước quan trọng nhất trong vùng với dân số lớn và quyền lực chính trị bao trùm cả vùng. Các lực lượng Anh đã bị Tướng Gamal Abdel Nasser loại bỏ năm 1956, khi ông quốc hữu hoá Kênh Suez. Syria là một nước bảo hộ cũ của Pháp.
Eisenhower đã thuyết phục Anh Quốc và Pháp triệt thoái khỏi một cuộc xâm lược được lên kế hoạch kém cùng Israel và đã được tung ra nhằm lấy lại quyền kiểm soát kênh Suez từ Ai Cập. Tuy người Mỹ phải hành động lén lút, để không làm phiền luỵ tới các đồng minh, các quốc gia Khối Đông Âu đã tung ra những đe doạ ầm ỹ chống lại "những tên đế quốc" và tự tô vẽ mình là những người bảo vệ Thế giới thứ ba. Nasser sau đó được ca ngợi trên khắp thế giới, nhưng đặc biệt là ở Thế giới Ả Rập. Tuy cả hai cường quốc cùng ve vãn Nasser, người Mỹ đã lưỡng lự trong việc cung cấp vốn cho dự án Đập Cao Aswan to lớn. Tuy nhiên, các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw lại đồng ý một cách vui vẻ, và ký một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với người Ai Cập và người Syria.
Vì thế, thế bế tắc của kênh Suez đã trở thành một điểm mấu chốt dẫn tới một sự rạn nứt chưa từng có giữa các quốc gia đồng minh Đại Tây Dương thời Chiến tranh Lạnh, biến họ trở nên xa cách nhất từ sau Thế chiến II. Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Tây Đức, Na Uy, Canada, và Anh cũng phát triển các lực lượng hạt nhân của riêng họ cũng như một Thị trường Chung ít phụ thuộc vào Mỹ hơn. Những sự rạn nứt đó phản chiếu những thay đổi trong kinh tế thế giới. Tính cạnh tranh của kinh tế Mỹ đã giảm trước sự lớn mạnh của Nhật Bản và Tây Đức, đang hồi phục nhanh chóng từ đống tro tàn thời chiến tranh với các cơ sở công nghiệp của họ. Kẻ thừa kế ở thế kỷ 20 của Anh Quốc như là "công xưởng của thế giới," Hoa Kỳ thấy mình đang mất tính cạnh tranh trên các thị trường quốc tế trong khi phải đối mặt với những cạnh tranh mạnh của nước ngoài ngay tại thị trường trong nước. Trong khi ấy, các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw liên kết chặt chẽ với nhau cà về kinh tế và quân sự. Tất cả các quốc gia Khối Warsaw đều có vũ khí hạt nhân và cung cấp vũ khí, hậu cần và viện trợ kinh tế cho các nước khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét