Nét hồn hậu của người phụ nữ Việt hay những mối bận tâm về các vấn nạn
xã hội đều được họa sĩ Chóe thể hiện qua nét bút phóng khoáng.
Từ ngày 4 đến 31/5, tại gallery Tự Do, TP HCM diễn ra triển lãm tranh
tưởng nhớ họa sĩ Chóe. Chóe, tên thật Nguyễn Hải Chí, là một cây hí họa
danh tiếng quốc tế, một họa sĩ sáng tác và bán được nhiều tác phẩm:
tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh giấy dó. Ông còn viết văn, làm thơ và
sáng tác nhạc. Trong ảnh là bức "Mẹ và con".
Triển lãm “Tranh của Chóe" giới thiệu đến công chúng hai bộ tranh “Phụ nữ nước tôi” và “Vision d’Été 1998”
(Cảnh Quan Mùa Hạ 1998). Hai bộ sưu tập này của gia đình họa sĩ, tuy đã
triển lãm ở nước ngoài, đến nay mới được triển lãm lần đầu trong nước.
Trong ảnh: "Ca sĩ Bảo Yến", màu nước trên lụa.
Tranh lụa của Chóe rất khác với tranh lụa của đa số các họa sĩ miền
Nam. Vốn là một họa sĩ tự học và quen với bút pháp phóng khoáng của hí
họa, Chóe vẽ tranh lụa với nét bút mạnh mẽ, dứt khoát.
Ngoài ra, triển lãm còn một lần nữa giới thiệu đến công chúng các bức
tranh sơn dầu, tranh màu nước trên lụa, trên giấy dó của Chóe. Trong
ảnh: bức "Hành tinh và thùng rác".
"Thủ môn Jacques Chirac", sơn dầu.
"Hai người bạn", sơn dầu
"Đi chợ", màu nước trên lụa.
"Nhân chứng", sơn dầu.
"Chân dung của Alfred Nobel", sơn dầu.
"Mặt nạ", sơn dầu.
"Xích lô". Tranh của Chóe vừa mang tính ẩn dụ cao, vừa hóm hỉnh,
khoáng đạt và bám sát với mọi mặt của đời sống lao động, tinh thần của
con người trong cuộc sống.
"Chồng con".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét