Một phần quan trọng của sự phát triển ổn định dựa trên ý tưởng Sự phá huỷ được đảm bảo từ cả hai bên
(MAD). Tuy người Liên xô đã có các vũ khí hạt nhân vào năm 1949, họ vẫn
mất nhiều năm để có thể phát triển ngang bằng với Hoa Kỳ. Trong lúc đó,
người Mỹ đã phát triển bom hydro, và người Liên xô bắt kịp trong thời gian cầm quyền của Khrushchev. Các phương tiện mang vũ khí hạt nhân mới như tàu ngầm và ICBM có nghĩa cả hai siêu cường có thể dễ dàng tàn phá lẫn nhau, có lẽ thậm chí sau một cuộc tấn công đầu tiên của phía bên kia.
Thực tế này thường khiến các nhà lãnh đạo ở cả hai phía rất lưỡng lự khi tạo ra nguy cơ, sợ rằng một sự bùng phát nhỏ có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại. Tuy thế, lãnh đạo của cả hai nước tiếp tục nhấn mạnh trên quân sự và các kế hoạch tình báo để biết được tình hình của phe đối địch. Cùng lúc ấy, những cách thức khác cũng được viện tới để quảng bá lý tưởng của mình; chúng bắt đầu gồm cả thể thao (với các kỳ Olympic trở thành một chiến trường giữa các lý tưởng cũng như giữa các vận động viên) và văn hoá (với việc các nước cổ vũ cho các nghệ sĩ pianio, kỳ thủ, và các đạo diễn phim).
Một trong những hình thức quan trọng nhất của cuộc cạnh tranh phi bạo lực là chạy đua không gian. Người Liên xô dẫn trước năm 1957 với việc phóng tàu Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, tiếp đó là chuyến bay có người điều khiển. Thành công của chương trình vũ trụ Liên xô là một cú sốc lớn với Hoa Kỳ, vốn vẫn tin rằng mình đang vượt trội về kỹ thuật. Khả năng phóng các vật thể vào quỹ đạo là đặc biệt đáng ngại bởi nó có nghĩa các tên lửa Liên xô có thể với tới bất kỳ đâu trên hành tinh. Ngay sau đó, người Mỹ đã có một chương trình vũ trụ của riêng họ nhưng vẫn ở phía sau Liên xô cho tới giữa thập niên 1960. Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã tung ra một nỗ lực chưa từng có, hứa hẹn rằng tới cuối thập niên 1960 người Mỹ sẽ đổ bộ xuống Mặt Trăng, và họ đã làm được, nhờ thế đánh bại người Liên xô trong một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cuộc chạy đua vũ trụ.
Một chiến trường cạnh tranh khác của cuộc chiến tranh không thuốc súng là có được mạng lưới tình báo toàn cầu. Đã có một loạt những scandal gián điệp gây sốc ở phương Tây, đáng chú ý nhất là vụ việc liên quan tới Cambridge Five. Người LIên xô có nhiều nhân vật đào tẩu cao cấp ở phương Tây, như Vụ Petrov. Khoản tiền cung cấp cho KGB, CIA và các tổ chức nhỏ hơn khác như MI6 và Stasi tăng nhanh chóng khi các điệp viên và ảnh hưởng của chúng lan ra khắp thế giới.
Năm 1957 CIA bắt đầu chương trình các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên xô bằng các máy bay Lockheed U-2. Khi một chiếc máy bay đó bị bắn rơi trên lãnh thổ Liên xô ngày 1 tháng 5 năm 1960 (Vụ việc U-2 năm 1960) ban đầu chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ mục đích của chiếc máy bay đó là do thám, nhưng đã buộc phải thừa nhận vai trò của nó là một máy bay trinh sát khi chính phủ Liên xô tiết lộ rằng họ đã bắt giữ viên phi công, Gary Powers, còn sống và đang sỡ hữu những nhiều phần còn nguyên vẹn của chiếc máy bay. Xảy ra chỉ hai tuần trước một cuộc họp Thượng đỉnh Đông-Tây tại Paris, vụ việc đã dẫn tới sự sụp đổ các cuộc đàm phán và đánh dấu một giai đoạn đi xuống trong quan hệ quốc tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét