Thanh long yển nguyệt đao hay còn gọi là "Thanh long đao" vốn là một cây đại đao được Quan Vũ, một viên tướng nổi tiếng đời Tam Quốc sử dụng để đánh đông dẹp bắc, tạo nên những chiến công rực rỡ được ghi vào sử sách. Nghe nói hoàng đế Quang Trung cũng đã sử dụng cây đại đao này nhưng với trọng lượng nhẹ hơn để phù hợp với thể tạng của ông .
Qua đó ta thấy đại đao chính là một vũ khí quan trọng được sử dụng trên
chiến trường thời xưa. Do cây đao khi múa lên trông giống như hình
tượng dũng mãnh đầy biến hóa của con rồng cho nên cây đại đao được gọi
là “Thanh long đao” hay “Thanh long yểm nguyệt đao”. Trên lưỡi cây đao
này cũng thường được khắc hình tượng con rồng với vầng mặt trời chính là
để thể hiện cho điều này. Để thể hiện được sự dũng mãnh và biến hóa đó,
người tập phải có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo, vững vàng
điềm tĩnh.
Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青 龍 偃 月 刀) là tên gọi một loại binh khí mũi nhọn, một nửa là hình bán nguỵêt, thuộc loại Đại đao, có cán dài, trên đao có khắc hình con rồng. Yển nguyệt, có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Yển Nguỵệt Đao 偃 月 刀 xuất hiện vào đời Đường, Tống, được dùng trong việc luyện tập, và để hiển thị sự trang nghiêm hùng tráng, chứ không phải để dùng trong chiến đấu. Theo chính sử thì binh khí Quan Vũ dùng để chiến đấu ra trận mạc, là mâu 矛 và kích 戟, và bội đao 佩 刀. Nhưng trong tiểu thuyết Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quan Trung, ở hồi thứ nhất thuật là " Quan Vũ đánh một con đao năng tám chục cân, đặt tên là Thanh Long Yển Nguyệt Đao, sau lại gọi là Lãnh Diệm Cứ, còn Trương Phi thì đúc Bát Sà Mâu (thật ra là Trượng Bát Điểm Thương Mâu).
Người Tầu là một dân tộc đa tôn giáo. Đa thần. Họ thờ từ hòn đá, đến cây cối, động vật như con rùa, con ếch, con rắn và cả vật dụng nữa…Quan Công được họ tôn sùng thờ phụng, nên những vật dụng thiết thân của ông như con ngựa Xích Thố, và cây Thanhg Long Yển Nguyệt Đao, cũng được người Tầu thần hoá, và tôn thờ. Dẫu răng loại đao này xuất hiện sau đời Tam Quốc.
Có câu truyện thuộc loại truyền thuyết thuật về việc đúc cây Thanh Long Yên Nguyệt Đao như sau :
1-Quan Vũ muốn làm chi mình một con đao thật vừa ý, nên cho mời mấy vị thuộc bậc thầy về nghề lò rèn để thảo luận. Các bậc sư phụ về nghề rèn đều đồng ý là dùng đao là oai hơn cả. Thời bấy giờ, đao có năm đẳng cấp gọi là :
1-Thiết Đao 鐵 刀 2-Cương Đao 鋼 刀 3- Nhu Cương Đao 柔 鋼 刀 4- Thanh Cương Đao 青 鋼 刀 5- Bảo Đao 寶 刀.
Vì các đẳng cấp của đao khác nhau, nên phương pháp luyện các loại đao trên không giống nhau. Mao thiết 毛 鐵, tức sắt thô luyện lâu ngày thành cương 鋼, tức thép, thép luyện trong lửa lâu ngày thành nhận韌, tứcmột loại thép thuần tuý nhưng mềm và giai, sau đó lại luyện thêm nữa cho thép trở nên màu xanh, trở nên bảo đao. Nhưng người thường chỉ có thể luyện thành Cương Đao, hay Thuần Cương Dao. Còn loại Thanh Cương Đao và Bảo Đao thì rất khó luyện thành.
Một tay thợ rèn giỏi, một đời có thể luyện được mấy trăm cây đao, nhưng khó có thể đánh nổi một Thanh Cương Đao. Còn ý Quan Vũ thì nhất định phải có một con Bảo Đao, lại còn nói:
-Dù tốn kém bao nhiêu tiền tôi cũng trả, nhưng nhất định phải là loại Bảo Đao.
Vì thế, Quan Vũ ngày ngày cơm rượu hầu hạ mấy vị bậc thầy rành nghề thợ rèn, nên được vác vị này đem hết tinh thần, tâm sức ra để làm. Sau hơn một tháng, đúc được hơn một chục con Đại Đao, nhưng chẳng con nào vừa ý, ngay như thuộc loại Nhu Cương Đao, độ cứng cũng chưa đạt được. Do đó đành phải huỷ bỏ, đánh những con khác.
Lại sau hơn một tháng, thì luyện được một Thanh Cương Đao. Nhưng nào ngờ, Quan Vũ vẫn chưa vừa ý, yêu cầu luyện tiếp.
Các bậc sư phụ của nghề rèn đều thưa với Quan Vũ :
-Thanh Cương Đao thuộc lại trân bảo hiếm có trên đời, có thể chém sắt thép dễ dàng. Chứ Bảo Đao thì chúng tôi chưa hề thấy ai luyện được. Còn luyện tiếp nữa, chẳng biết có thành công không.
Các bậc sư phụ của nghề rèn đành phải tiép tục luyện tiếp theo ý của Quan Vũ. Thế rồi sau một tháng, một buổi sáng trăng, một thanh đại đạo vừa thành hình được rút từ lò luyện ra để tôi vào nước, bỗng thấy một tia hào quang bay vút lên không trung, chém trúng vào một con rồng xanh, máu tươi nhỏ xuống, rơi vào thân cây Đại Đao, khiến bật ra những thanh âm như tiếng sấm. Mọi người đều sợ hãi. Bỏ chạy tứ xứ.
Khi Quan Vũ nghe thấy vậy, ra xem, thì thấy cây Bảo Đao dựng ở mặt đất. Hào quang sáng lạn. Cây Bảo Đao này có hình cong bán nguyệt, lại dùng máu rồng xanh tôi luyện, nên được đặt tên là "Thanh Long Yển Nguyệt Đao”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét