Blogroll

Các sự kiện Khối Đông Âu

Chi Chiến tranh Lạnh trở thành một yếu tố được chấp nhận của hệ thống quốc tế, các chiến trường của giai đoạn trước trở nên ổn định. Một vùng đệm trên thực tế giữa hai phe được lập ra ở Trung Âu. Ở phía Nam, Nam Tư trở thành đồng minh thân cận của các quốc gia châu Âu cộng sản khác. Tuy nhiên, Áo đã trở thành trung lập.


Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Đông Đức năm 1953
Sau khi một lượng lớn người Đông Đức đi sang phía Tây qua "lỗ châu mai" duy nhất còn lại trong những hạn chế di cư của Khối Đông Âu, đoạn biên giới Berlin, chính phủ Đông Đức sau đó đặt ra "các tiêu chuẩn" – sản lượng mà mỗi công nhân phải đạt được—là 10%. Những người Đông Đức vốn đã bất mãn trước những thành công kinh tế của Tây Đức bên trong Berlin, bắt đầu đứng lên, tổ chức những cuộc tuần hành đường phố và bãi công lớn. Một tình trạng khẩn cấp trên diện rộng được tuyên bố và Hồng quân Liên xô tiến hành can thiệp.

Thành lập Khối hiệp ước Warsaw

Bài chi tiết: Khối hiệp ước Warsaw
Năm 1955, Khối hiệp ước Warsaw được thành lập để đối đầu với NATO, đã gồm cả Tây Đức, và một phần bởi người Liên xô cần có một lời giải thích cho việc các đơn vị Hồng quân tiếp tục ở lại Hungary. Trong 35 năm, Khối này đã duy trì ý tưởng an ninh quốc gia của Stalin dựa trên sự mở rộng kiểu đế quốc và kiểm soát các chế độ vệ tinh ở Đông Âu. Thông qua những cấu trúc kiểu định chế của nó, Khối hiệp ước cũng một phần đền bù cho sự vắng mặt sự lãnh đạo cá nhân của Stalin, vốn đã được thể hiện từ khi ông chết năm 1953. Tuy châu Âu tiếp tục là mối lo ngại chủ chốt của cả hai phía trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh, tới cuối thập niên 1950, tình hình đã trở nên đóng băng. Các cam kết liên minh và các trung tâm quân sự trong vùng có nghĩa là bất kỳ một vụ việc nào đều có khả năng dẫn tới một cuộc chiến tranh trên diện rộng, và cả hai phía vì thế đều phải nỗ lực duy trì tình trạng hiện có. Cả Khối hiệp ước Warsaw và NATO đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để có khả năng đánh bại liên minh quân sự kia.

Những cuộc phản kháng tại Ba Lan năm 1956

Tại Ba Lan tuần hành của công nhân đòi các điều kiện sống tốt hơn bắt đầu ngày 28 tháng 6 năm 1956, tại Nhà máy Cegielski tại Poznań và bị đàn áp bằng bạo lực. Một đám đông xấp xỉ 100.000 người tụ tập tại trung tâm thành phố gần toà nhà của cảnh sát mật UB. 400 xe tăng và 10.000 binh sĩ Quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của Tướng Stanislav Poplavsky được ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình và trong quá trình đó đã bắn vào những người dân phản kháng. Con số người chết trong khoảng từ 57 tới 78 người, gồm cả Romek Strzałkowski mới 13 tuổi. Hàng trăm người bị thương tật vĩnh viễn.

Cách mạng Hungary năm 1956

Bài chi tiết: Cách mạng Hungary năm 1956
Sau khi nhà độc tài kiểu Stalin Mátyás Rákosi bị thay thế bởi Imre Nagy sau cái chết của Stalin[13] và nhà cải cách người Ba Lan Władysław Gomułka thực hiện một số yêu cầu cải cách[14], một lượng lớn người biểu tình Hungary đưa ra một danh sách Các yêu cầu của Cách mạng Hungary năm 1956, gồm cả việc bầu cử tự do, các hội đồng độc lập và điều tra các hành động của Stalin và Rákosi tại Hungary. Theo lệnh của Bộ trưởng quốc phòng Liên xô Georgy Zhukov, xe tăng Liên xô tiến vào Budapest. Những người biểu tình tấn công Toà nhà nghị viện và buộc chính phủ phải sụp đổ.
Chính phủ mới lên nắm quyền lực trong cuộc cách mạng chính thức giải tán cảnh sát mật Hungary, tuyên bố ý định rút khỏi Khối hiệp ước Warsaw và cam kết tái lập bầu cử tự do. Bộ chính trị Liên xô sau đó chuyển sang lập trường đàn áp cuộc cách mạng với một lực lượng lớn của Liên xô tiến vào Budapest và các vùng khác của nước này. Approximately 200.000 Hungarians fled Hungary,[19] khoảng 26.000 người Hungary bị chính phủ János Kádár do Liên xô lập lên đem ra xét xử, và trong số đó 13.000 người bị bỏ tù.[20] Imre Nagy bị hành quyết cùng với Pál Maléter và Miklós Gimes, sau những phiên toà bí mật tháng 6 năm 1958. Tới tháng 1 năm 1957, chính phủ Hungary đã đàn áp mọi sự đối lập công cộng. Những hành động đàn áp bạo lực đó của chính phủ Hungary đã khiến nhiều người theo Chủ nghĩa Mác ở phương Tây trở nên xa lánh, tuy vậy đã tăng cường quyền kiểm soát cộng sản ở mọi quốc gia cộng sản châu Âu, tạo ra nhận thức rằng chủ nghĩa cộng sản vừa không thể đảo ngược vừa vững chắc.

Khủng hoảng Berlin năm 1961

Bài chi tiết: Khủng hoảng Berlin năm 1961
Xe tăng Liên xô đối mặt với xe tăng Hoa Kỳ tại Chốt gác Charlie, 27 tháng 10 năm 1961
Địa điểm có tầm quan trọng hàng đầu vẫn là Đức sau khi Đồng Minh sáp nhập các vùng chiếm đóng của họ để hình thành nên Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949. Để trả đũa, Liên xô tuyên bố vùng chiếm đóng của mình trở thành Cộng hoà Dân chủ Đức, một quốc gia độc lập. Tuy nhiên không bên nào thừa nhận sự phân chia và ngoài mặt cả hai phía vẫn duy trì một cam kết về một nước Đức thống nhất với các chính phủ của họ.
Đức là một vấn đề quan trọng bởi nó được coi là trung tâm quyền lực của lục địa, và cả hai bên tin rằng nó cũng là yếu tố then chốt cho sự cân bằng quyền lực thế giới. Tuy cả hai phía đều muốn một nước Đức thống nhất trung lập, những nguy cơ nó rơi vào tay phe đối thủ với cả hai phía là rất lớn, và vì thế các vùng chiếm đóng tạm thời thời hận chiến đã trở thành các biên giới cố định.
Tháng 11 năm 1958, Thủ tướng Liên xô Khrushchev ra một tối hậu thư trao cho các cường quốc phương Tây sáu tháng để đồng ý rút khỏi Berlin để biến nó trở thành một thành phố tự do, phi quân sự. Cuối thời hạn này, Khrushchev tuyên bố, Liên xô sẽ chuyển cho Đông Đức quyền kiểm soát toàn bộ các đường dây viễn thông với Tây Berlin; các cường quốc phương Tây sau đó sẽ chỉ được tiếp cận với Tây Berlin dưới sự cho phép của chính phủ Đông Đức. Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp trả lời tối hậu thư này bằng cách tuyên bố sự kiên quyết hiện diện của họ ở Tây Berlin và duy trì quyền tiếp cận theo pháp lý của họ với thành phố này.
Năm 1959 Liên xô rút bỏ thời hạn chót của mình và thay vào đó tiến hành gặp gỡ với các cường quốc phương Tây trong một hội nghị các bộ trưởng ngoại giao của Bốn Cường quốc. Dù những cuộc họp kéo dài ba tháng không thể đạt tới bất kỳ thoả thuận quan trọng nào, họ thực sự đã tạo được cơ sở cho những cuộc đàm phán tiếp sau và dẫn tới chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Khrushchev vào tháng 9 năm 1959. Cuối cuộc viếng thăm, Khrushchev và Tổng thống Eisenhower đã cùng phát biểu rằng vấn đề quan trọng nhất của thế giới là việc cùng giải giáp và vấn đề Berlin và "toàn bộ các vấn đề quốc tế đáng chú ý phải được giải quyết, không phải bằng việc sử dụng vũ lực, mà bằng các biện pháp hoà bình thông qua thương lượng."
Tuy nhiên, tháng 6 năm 1961 Thủ tướng Khrushchev đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới về vị thế của Tây Berlin khi ông một lần nữa đe doạ ký một hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đông Đức, mà ông nói, sẽ chấm dứt các thoả thuận bốn cường quốc đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ, Anh và Pháp với Tây Berlin. Ba cường quốc đáp trả rằng không một hiệp ước đơn phương nào có thể thủ tiêu các quyền lợi và trách nhiệm của họ ở Tây Berlin, gồm cả quyền tiếp cận không bị giới hạn với thành phố này.
Khi sự đối đầu về vấn đề Berlin leo thang, ngày 25 tháng 7 Tổng thống Kennedy đã yêu cầu tăng cường sức mạnh quân đội từ 875.000 lên xấp xỉ 1 triệu người, cùng với việc gia tăng 29.000 và 63.000 lính trong lực lượng phục vụ thường xuyên của Hải quân và Không quân. Ngoài ra, ông ra lệnh các cuộc điện thoại chiến thuật phải được lưu lại, và yêu cầu Hạ viện trao quyền ra lệnh hoạt động tích cực với một số đơn vị dự trữ và cá nhân dự bị. Ông cũng yêu cầu những khoản vốn mới để xác định và đánh dấu khoảng không trong các cơ cấu sẵn có có thể được sử dụng dùng làm nơi trú ẩn trong trường hợp xảy ra tấn công, lưu trữ tại đó lương thực, nước uống và các bộ cấp cứu y tế cùng các đồ dùng tối cần thiết khác cho cuộc sống, và cải tiến các hệ thống cảnh báo trên không và phát hiện bụi phóng xạ.
Trong những tháng đầu năm 1961, chính phủ tích cực tìm kiếm các biện pháp tạm dừng các cuộc di cư của dân chúng tới phương Tây. Tới đầu mùa hè năm 1961, Chủ tịch Đông Đức Walter Ulbricht đã công khai thuyết phục người Liên xô rằng một giải pháp ngay lập tức là cần thiết và rằng cách thức duy nhất để ngăn chặn cuộc di cư là sử dụng vũ lực. Việc này dẫn tới một vấn đề nhạy cảm cho Liên xô bởi vị thế Bốn Cường quốc tại Berlin quy định sự tự do đi lại giữa các vùng và đặc biệt cấm sự hiện diện của quân đội Đức tại Berlin.
Trong mùa xuân và đầu mùa hè, chế độ Đông Đức chuẩn bị và tích trữ các vật liệu xây dựng để dựng lên Bức tường Berlin. Dù hành động trên diện rộng này đã được tất cả các bên biết tới, ít người bên ngoài các nhân vật lập kế hoạch của Liên xô và Đông Đức biết rằng Đông Đức sẽ bị đóng kín.
Ngày 15 tháng 6 năm 1961, hai tháng trước khi việc xây dựng Bức tường Berlin bắt đầu, Thư ký thứ nhất của Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa và chủ tịch Staatsrat Walter Ulbricht đã nói trong một cuộc họp báo quốc tế, "Niemand hat die Absicht, eine Mauer zu errichten!" (Không ai có ý định dựng lên một bức tường). Đây là lần đầu tiên thuật ngữ Mauer (bức tường) đã được sử dụng trong ngữ cảnh này.
Thứ 7 ngày 12 tháng 8 năm 1961, các lãnh đạo Đông Đức đã tham gia một bữa tiệc tại khu vườn một nhà khách chính phủ ở Döllnsee, trong một khu vực nhiều cây cối phía bắc Đông Berlin, và Walter Ulbricht đã ký quyết định đóng cửa biên giới và dựng lên bức tường.
Lúc nửa đêm quân đội, cảnh sát, và các đơn vị quân đội Đông Đức bắt đầu đóng cửa biên giới và tới buổi sáng ngày Chủ nhật 13 tháng 8 năm 1961 biên giới với Tây Berlin đã bị đóng. Quân đội và công nhân Đông Đức đã bắt đầu cắt ngang các con phố chạy dọc theo barrier để khiến chúng trở thành không thể giao thông với hầu hết các loại phương tiện, và lắp đặt các hàng rào dây thép gai dọc theo 156 km (97 dặm) quanh ba khu vực phía tây và 43 km (27 dặm) hoàn toàn chia cắt Tây và Đông Berlin. Xấp xỉ 32.000 lính chiến và công binh được sử dụng để xây dựng Bức tường. Khi công việc của họ đã hoàn thành, Cảnh sát Biên giới tiếp nhập chức năng điều khiển và sử dụng barrier. Xe tăng và pháo binh Đông Đức có mặt để ngăn chặn sự can thiệp của phương Tây và để hỗ trợ trong trường hợp xảy ra bạo loạn ở quy mô lớn.
Ngày 30 tháng 8 năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã ra lệnh huy động 148.000 Vệ binh và Quân dự bị để trả đũa các hành động cắt đường tiếp cận Berlin của Đông Đức. Lực lượng không quân được tăng thêm 21.067 người sau lệnh động viên này. Các đơn vị ANG được huy động trong tháng 10 gồm 18 phi đội chiến đấu chiến thuật, 4 phi đội trinh sát chiến thuật, 6 phi đội vận tải đường không, và một nhóm kiểm soát chiến thuật. Ngày 1 tháng 11, Không quân huy động ba phi đội máy bay chiến đấu đánh chặn ANG nữa. Cuối tháng 10 và đầu tháng 11, tám trong số các phi đội máy bay chiến đấu chiến thuật đã được điều sang châu Âu với 216 máy bay của chúng trong chiến dịch "Bước Bậc thang," sự triển khai máy bay phản lực lớn nhất trong lịch sử Không quân. Bởi vì có tầm hoạt động ngắn, 60 máy bay đánh chặn F-104 của Không quân đã được không vận tới châu Âu vào cuối tháng 11. Không quân Hoa Kỳ tại châu Âu (USAFE) không có các phụ tùng cẩn thiết cho những chiếc máy bay F-84 và F-86 đã già cỗi của ANG. Một số đơn vị đã được huấn luyện để mang theo các vũ khí hạt nhân chiến thuật, chứ không phải các loại bom và hàng hoá thông thường. Họ phải được huấn luyện lại cho các phi vụ quy ước một khi đã tới châu Âu. Đa số lính không quân được huy động vẫn ở lại bên trong nước Mỹ.
Bốn cường quốc chiếm đóng Berlin (Pháp, Liên xô, Anh Quốc, và Hoa Kỳ) đã đồng ý tại Hội nghị Potsdam năm 1945 rằng các binh sĩ Đồng Minh sẽ không bị chặn lại bởi cảnh sát Đông Đức ở bất kỳ khu vực nào của Berlin. Nhưng vào ngày 22 tháng 10 năm 1961, chỉ hai tháng sau khi Bức tường được xây dựng, Chỉ huy Phái bộ Mỹ tại Tây Berlin, E. Allan Lightner, đã bị chặn lại trong chiếc xe của mình (xe có biển số của các lực lượng chiếm đóng) trong khi đang tới một nhà hát ở Đông Berlin. Tướng lục quân Lucius D. Clay (đã nghỉ hưu), Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy tại Tây Berlin, quyết định thể hiện sự kiên quyết của Mỹ.
Những nỗ lực của một nhà ngoại giao Mỹ vào Đông Berlin được quân đội Mỹ hỗ trợ. Điều này dẫn tới một sự cảnh giác giữa xe tăng Mỹ và Đông Đức tại Chốt gác Charlie ngày 27-28 tháng 10 năm 1961. Sự cảnh giác này chỉ được giải quyết sau những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ulbricht và Kennedy.
Khủng hoảng Berlin là sự kiện trong đó quân đội Đông Đức và quân đội Mỹ đã đối mặt nhau, cho tới khi chính phủ Đông Đức lùi bước. Vụ khủng hoảng chấm dứt vào mùa hè năm 1962 và binh lính quay trở lại Mỹ.
Trong cuộc khủng hoảng KGB đã chuẩn bị kế hoạch phá hoại chi tiết và tung tin giả "nhằm tạo ra một tình thế ở nhiều khu vực của thế giới sẽ dẫn tới sự phân tán sự chú ý và các lực lượng của Hoa Kỳ và đồng minh của họ, và sẽ buộc họ phải lùi bước trong quá trình giải quyết vấn đề hiệp ước hoà bình Đức và Tây Berlin". Ngày 1 tháng 8 năm 1961 kế hoạch này được Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô thông qua.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét