Blogroll

Chiến lược của Hoa Kỳ - "Trả đũa hàng loạt" và "bên miệng hố chiến tranh"

Các chủ đề xung đột

Khi Eisenhower nhậm chức năm 1953, ông cam kết với hai mục tiêu trái ngược nhau: duy trì — hay thậm chí tăng cường — cam kết quốc gia đẩy lui sự mở rộng ảnh hưởng của Liên xô, và làm hài lòng những yêu cầu đòi cân bằng ngân sách, hạ thuế, và cắt giảm lạm phát. Các học thuyết có ảnh hưởng nhất xuất phát từ mục tiêu này là "trả đũa hàng loạt," được Ngoại trưởng John Foster Dulles thông báo đầu năm 1954. Tránh các chi phí đắt đỏ cho các lực lượng quy ước, mặt đất như ở thời Truman, sử dụng ưu thế kho vũ khí hạt nhân to lớn của Mỹ và chiến thuật tình báo, Dulles định nghĩa cách tiếp cận này là "trên miệng hố chiến tranh" trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 1 năm 1956, trên tờ Life: đẩy Liên xô tới miệng hố chiến tranh nhằm có được những nhượng bộ.

Eisenhower được thừa hưởng từ chính quyền Truman một ngân sách quốc phòng khoảng US$42 tỷ, cũng như một bản thảo (NSC-141) của Acheson, Harriman, và Lovett kêu gọi tăng thêm $7–9 tỷ ngân sách quốc phòng. Với Bộ trưởng tài chính George Humphrey dẫn đường, và được tăng cường thêm sức ép từ Thượng nghị sĩ Robert Taft và mong muốn cắt giảm chi phí của Hạ viện do các nghị sĩ Cộng hoà chiếm đa số, mục tiêu cho năm tài chính mới (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1954) là giảm xuống còn $36 tỷ. Tuy việc ngừng chiến ở Triều Tiên là cơ hội để giảm đáng kể việc triển khai binh lính và chi phí, Bộ quốc phòng vẫn ở trong trạng thái mong đợi được tăng thêm ngân sách. Humphrey muốn có một ngân sách cân bằng và cắt giảm thuế vào tháng 2 năm 1955, và có mục tiêu cắt giảm $12 tỷ (một nửa số này từ cắt giảm chi phí quân sự).
Dù không muốn cắt giảm nhiều chi phí dành cho quốc phòng, Tổng thống cũng muốn có một ngân sách cân bằng và những khoản tiền nhỏ hơn dành cho quốc phòng. "Trừ khi chúng ta có thể đặt các thứ vào trong tay những người đang chết đói chúng ta không bao giờ có thể vượt chủ nghĩa cộng sản", ông nói trước nội các. Hơn nữa, Eisenhower sợ rằng một "tổ hợp công nghiệp quân sự" (một thuật ngữ nhờ ông mà trở nên quen thuộc) to lớn "có thể hoặc sẽ đưa Hoa Kỳ tới chiến tranh— hoặc tới motọ số hình thức chính phủ độc tài" và có lẽ thậm chí buộc Hoa Kỳ phải "gây ra chiến tranh ở thời điểm thích hợp nhất." Trong một dịp, cựu chỉ huy lực lượng đổ bộ lớn nhất trong lịch sử đã kêu lên một cách riêng tư rằng, "Chúa giúp đất nước khi nó có một Tổng thống không biết nhiều về quân sự như tôi."
Tuy nhiên, trong lúc ấy, sự chú ý đang quay sang một nơi khác ở châu Á. Sự tiếp tục gây áp lực từ "China lobby" hay "Asia firsters," những người đã nhấn mạnh trên những nỗ lực mạnh để tái lập Tưởng Giới Thạch lên chiếc ghế quyền lực vẫn có ảnh hưởng mạnh trong nước trên chính sách đối ngoại. Tháng 4 năm 1953 Thượng nghị sĩ Robert Taft và những nhân vật Nghị sĩ Cộng hoà có ảnh hưởng khác bất ngờ kêu gọi lập tức thay thế các lãnh đạo cao cấp của Lầu Năm Góc, đặc biệt là Chủ tịch của Hội đồng Tham mưu trưởng, Omar Bradley. Với cái gọi là "China lobby" và Taft, Bradley được coi là hướng quá nhiều về chính sách đặt nặng châu Âu, có nghĩa là ông sẽ có thể trở thành một vật cản trong chính sách quân sự mà họ mong muốn. Một yếu tố khác là những lời buộc tội chua cay của Chủ nghĩa McCarthy, theo đó một phần lớn chính phủ Hoa Kỳ bị cho là có các điệp viên hay người có thiện cảm cộng sản. Nhưng sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1954 — và sự phê bình của Thượng viện — ảnh hưởng của Joseph McCarthy giảm đi sau khi ông đưa ra những lời buộc tội chống lại Quân đội gây mất lòng dân chúng.

Chiến lược của chính quyền Eisenhower

Tôi nghĩ đa số người dân của chúng ta không thể hiểu rằng thực tế chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh. Họ cần phải nghe tiếng đạn nổ. Họ chưa được chuẩn bị về tinh thần cho ý tưởng rằng bạn có thể có một cuộc chiến trong khi thực tế bạn không cần phải chiến đấu.
— Đô đốc Hyman Rickover phát biểu trước Uỷ ban Thượng viện Hoa Kỳ về Chuẩn bị Quốc phòng ngày 6 tháng 1 năm 1958
Trình đơn
 
 
0:00
 
Bài phát biểu chia tay của Eisenhower, 17 tháng 1 năm 1961. Dài 15:30.
Chính quyền đã nỗ lực hoà giải các áp lực xung đột giữa nhóm "Asia firsters" và những nỗ lực đòi cắt giảm chi tiêu liên bang trong khi tiếp tục chiến đấu có hiệu quả trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Ngày 8 tháng 5 năm 1953, Tổng thống và các cố vấn hàng đầu của mình đã giải quyết vấn đề này trong "Chiến dịch Nhà tắm nắng", được đặt tên theo phòng tắm nắng ở Nhà Trắng nơi tổng thống tiến hành các cuộc thảo luận bí mật. Dù nó không phải là một truyền thống khi yêu cầu các quan chức quân sự xem xét các yếu tố bên ngoài lĩnh vực nghề nghiệp của họ, Tổng thống đã chỉ thị cho nhóm thực hiện một sự cân bằng tốt đẹp giữa các mục tiêu của ông là cắt giảm chi tiêu chính phủ và một tình thế quân sự lý tưởng.
Nhóm đã cân nhắc ba khả năng chính sách cho ngân sách quân sự năm tiếp theo: các tiếp cận của Truman-Acheson về chính sách ngăn chặn và dựa vào các lực lượng quy ước; sự đe doạ trả đũa với sự "gây hấn" giới hạn của Liên xô ở một địa điểm bằng các loại vũ khí hạt nhân; và sự "giải phóng" nghiêm túc dựa trên một sự trả đũa kinh tế với thách thức quân sự-chính trị-tư tưởng Liên xô với quyền bá chủ phương Tây: các chiến dịch tuyên truyền và chiến tranh tâm lý. Khả năng thứ ba bị phản đối mạnh mẽ. Eisenhower và nhóm (gồm Allen Dulles, Walter Bedell Smith, C.D. Jackson, và Robert Cutler) thay vào đó lựa chọn một sự phối hợp giữa hai khả năng đầu tiên, một đảm bảo sự tiếp nối của chính sách ngăn chặn, nhưng dựa vào khả năng răn đe hạt nhân không quân của Mỹ. Đây được coi là sự tránh né khỏi những cuộc chiến tranh mặt đất có chi phí cao và không được lòng dân, như Triều Tiên.
Chính quyền Eisenhower coi bom hạt nhân là một phần không thể thiếu của chính sách quốc phòng Mỹ, hy vọng rằng chúng sẽ chống đỡ cho các khả năng của Mỹ trong cuộc đối đầu với Liên xô. Chính quyền cũng bảo lưu những khả năng sử dụng chúng, trên thực tế, như một vũ khí được viện dẫn hàng đầu, hy vọng giành được thế chủ động trong khi vẫn cắt giảm được chi phí. Bằng cách duy trì ưu thế hạt nhân quốc gia, cách tiếp cận mới của Eisenhower-Dulles là một hình thức rẻ hơn của chính sách ngăn chặn theo hướng trao cho người Mỹ "more bang for the buck."
Vì thế, chính quyền tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 1,000 năm 1953 lên 18.000 đầu năm 1961. Dù có ưu thế tuyệt đối của Mỹ, một vũ khí hạt nhân được sản xuất ra thêm mỗi ngày. Chính quyền cũng tận dụng kỹ thuật mới. Năm 1955 chiếc máy bay ném bom 8 động cơ B-52 Stratofortress, chiếc máy bay phản lực ném bom đầu tiên được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân, được phát triển.
Năm 1962, Hoa Kỳ có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp tám lần Liên xô: 27.297 so với 3,332.
Trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba Hoa Kỳ có 142 Atlas và 62 Titan I ICBM, chủ yếu trong các silo được bảo vệ ngầm dưới đất.
Năm 1961, Hoa Kỳ triển khai 15 Jupiter IRBM (tên lửa đạn đạo tầm trung) tại İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ, ngắm vào các thành phố phía tây Liên xô, gồm cả Moskva. Với tầm bắn 2410 km, nó chỉ mất 16 phút để bay tới Moscow. Hoa Kỳ cũng có thể phóng các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris có tầm bắn 1600 km từ các tàu ngầm.

Chiến lược của Liên xô

Năm 1960 và 1961, Khrushchev đã tìm cách áp đặt ý tưởng răn đe hạt nhân trong quân sự. Học thuyết răn đe hạt nhân cho rằng lý do để sở hữu các loại vũ khí hạt nhân là để ngăn chặn một kẻ thù tiềm năng sử dụng nó. Với mỗi bên đều bị răn đe để không xảy ra chiến tranh bởi mối đe doạ nó sẽ leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân, Khrushchev tin rằng, sự "cùng tồn tại hoà bình" với chủ nghĩa tư bản sẽ trở thành hiện thực và cho phép ưu thế cố hữu của chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong cuộc cạnh tranh kinh tế và văn hoá với phương Tây.
Khrushchev hy vọng rằng việc dựa tuyệt đối vào vũ khí hạt nhân của Lực lượng Tên lửa Chiến lược mới được hình thành sẽ loại bỏ nhu cầu tăng các chi phí quốc phòng. Ông cũng tìm các sử dụng răn đe hạt nhân để làm lý do cho việc cắt giảm binh lính trên diện rộng của mình; ông hạ thấp các lực lượng mặt đất, theo truyền thống là "lực lượng chiến đấu" của các lực lượng vũ trang Liên xô; và có các kế hoạch thay thế những máy bay ném bom bằng tên lửa và hạm đội mặt đất với các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.
Tuy nhiên, trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba Liên bang Xô viết chỉ có bốn R-7 Semyorka và một ít tên lửa liên lục địa R-16 được triển khai tên những bệ phóng dễ bị phá huỷ trên mặt đất. Năm 1962 hạm đội tàu ngầm Liên xô chỉ có 8 chiếc mang tên lửa tầm ngắn chỉ có thể được phóng từ tàu ngầm nổi trên mặt nước và vì thế đánh mất ưu thế ẩn nấp của chúng.
Nỗ lực của Khrushchev nhằm đưa ra một học thuyết hạt nhân răn đe giới hạn vào trong quân đội Liên xô bị cho là sai lầm. Việc thảo luận về chiến tranh hạt nhân lần đầu tiên được nghiên cứu chính thức như một chiến lược có từ thập niên 1920, Nguyên soái Vasilii Sokolovskii's "Chiến lược Quân sự" (xuất bản năm 1962, 1963, và 1968) và trong ấn bản năm 1968 của "Chủ nghĩa Mác-Lenin về Chiến tranh và Quân đội", tập trung trên việc sử dụng vũ khí hạt nhân để chiến đấu hơn là để răn đe một cuộc chiến tranh. Nếu một cuộc chiến như vậy nổ ra, cả hai phía sẽ theo đuổi những mục tiêu quyết định với các phương tiện và biện pháp mạnh nhất. Các tên lửa liên lục địa và máy bay sẽ tung ra nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu quân đội và dân sự của đối phương. Cuộc chiến sẽ diễn ra trên một bình diện địa lý lớn chưa từng thấy, nhưng các tác gia quân sự Liên xô cho rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đầu của cuộc chiến sẽ quyết định quá trình và kết quả của toàn thể cuộc chiến. Cả trong học thuyết và trong chiến lược, vũ khí hạt nhân đều có vị trí tối cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét