Blogroll

Mỹ Latinh

Cách tiếp cận của chính sách đối ngoại Eisenhower-Dulles không thiết lập việc sử dụng các phương tiện bí mật để lật đổ các chính phủ không thân thiện, nhưng nó dần phụ thuộc vào các chiến dịch bí mật của CIA.
Sự can thiệp của Mỹ vào Mỹ Latinh bắt đầu với Học thuyết Monroe năm 1824 và tiếp tục trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha Mỹ năm 1898, những sự can thiệp chống lại lực lượng nổi dậy ở Cuba và Philippines, và Hệ luận Roosevelt với Học thuyết Monroe năm 1904, tuyên bố rằng Hoa Kỳ nắm vai trò cảnh sát để cản trở những thay đổi với tình trạng hiện có và những sự chuyển dịch trong khu vực Caribbean. Ở đỉnh điểm cuộc Cách mạng Mexico khoảng một thập kỷ sau đó, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự chống lại Mexico một lý do căn bản nhân đạo và tự do. Tuy nhiên, phạm vi đầu tư cá nhân của Hoa Kỳ tiếp tục tăng lên trong vùng.


Trên hầu hết Mỹ Latinh, các chính thể đầu sỏ phản động cầm quyền thông qua các liên minh của chúng với giới đầu sỏ quân sự và Hoa Kỳ. Dù tình thế vai trò của Hoa Kỳ trong vùng đã được thành lập nhiều năm trước cuộc Chiến tranh Lạnh, cuộc Chiến tranh Lạnh trao cho chủ nghĩa can thiệp Mỹ một vẻ lý tưởng. Nhưng tới giữa thế kỷ 20, đa phần vùng này trải qua một sự phát triển kinh tế mạnh, làm tăng cường quyền lực và sức mạnh của các tầng lớp thấp. Điều này dẫn tới những lời kêu gọi thay đổi xã hội và chính trị, đặt ra một nguy cơ với sự ảnh hưởng mạnh của Mỹ với những nền kinh tế trong vùng. Tới những năm 1960, Chủ nghĩa Mác dần giành được ảnh hưởng trên cả vùng, khiến Hoa Kỳ lo ngại rằng sự mất ổn định của Mỹ Latinh có thể là một mối đe doạ với an ninh quốc gia Mỹ.
Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã hành động như một barrier ngăn chặn các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhắm vào các chính phủ dân tuý và quốc gia được những người cộng sản hỗ trợ. CIA đã lật đổ các chính phủ khác bị nghi ngờ đang quay sang ủng hộ cộng sản, như Guatemala năm 1954 dưới sự lãnh đạo của Jacobo Arbenz Guzman. Chiến dịch PBSUCCESS của CIA cuối cùng dẫn tới một cuộc đảo chính năm 1954 lật đổ Arbenz. Chiến dịch được vạch ra trên một kế hoạch được xem xét lần đầu năm 1951 để loại bỏ Arbenz và được đặt tên là Chiến dịch PBFORTUNE. Arbenz, người được một số người cộng sản địa phương ủng hộ, đã bị lật đổ một thời gian ngắn sau khi ông phân phối lại 178.000 acres (720 km²) đất đai của United Fruit Company tại Guatemala. United Fruit từ lâu đã có độc quyền vận tải và viễn thông trong vùng, cùng với các mặt hàng xuất khẩu chính, và đóng vai trò quan trọng trong chính trị Guatemala. Arbenz bị lật đổ ngay sau đó, và Guatemala trở lại dưới sự kiểm soát của một chế độ quân sự đàn áp.
Những cuộc cách mạng tương lai của Mỹ Latinh chuyển sang chiến thuật chiến tranh du kích, đặc biệt sau cuộc Cách mạng Cuba. Arbenz cảm thấy quân đội đã rời bỏ mình. Từ đó, một số cuộc cách mạng xã hội Mỹ Latinh tương lai và những người Maxist, đáng chú ý nhất là Fidel Castro và lực lượng Sandinista ở Nicaragua biến quân đội và chính phủ thành một đơn vị duy nhất và cuối cùng lập nên các nhà nước độc đảng. Việc lật đổ các chế độ đó đòi hỏi chiến tranh, chứ không phải một chiến dịch đơn giản của CIA, việc đổ bộ Lính thuỷ đánh bộ, hay một cuộc xâm lược thô bạo kiểu vụ Xâm lược vịnh con Lợn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét