Blogroll

Vũ đài xung đột Thế giới thứ ba

Giải thực

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên đánh dấu một sự thay đổi trong trọng tâm của cuộc Chiến tranh Lạnh, từ châu Âu hậu chiến sang Đông Á. Sau thời điểm này, các trận chiến uỷ nhiệm ở Thế giới thứ ba trở thành một vũ đài quan trọng của cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Chính quyền Eisenhower đã sửa đổi chính sách của Hoa Kỳ sau tác động của việc giải thực. Nó làm thay đổi trọng tâm giai đoạn 1947-1949 ra khỏi một châu Âu đã bị tàn phá sau chiến tranh. Tới đầu thập niên 1950s, liên minh NATO đã tích hợp hầu như toàn bộ các quốc gia Tây Âu vào trong hệ thống hiệp ước quốc phòng chung, cung cấp các biện pháp ngăn chặn phá hoại hay trung lập hoá trong khối. Kế hoạch Marshall đã tái tạo lại một hệ thống kinh tế phương Tây hoạt động hiệu quả, ngăn cản những lời kêu gọi của một cánh tả cấp tiến. Khi viện trợ kinh tế đã làm chấm dứt, sự thiếu hụt đồng dollar và việc khuyến khích đầu tư tư nhân cho việc tái thiết hậu chiến, đổi lại nó giúp Hoa Kỳ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng sản xuất dư thừa và duy trì nhu cầu cho xuất khẩu của họ, chính quyền Eisenhower bắt đầu chú trọng tới các vùng khác.
Những hiệu ứng tương tác của hai cuộc đại chiến tại châu Âu đã làm suy yếu sự thống trị kinh tế và chính trị của Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, và Trung Đông bởi các cường quốc phương Tây. Điều này dẫn tới một loạt các làn sóng giải thực ở châu Á và châu Phi sau Thế chiến II; một thế giới từng bị thống trị trong hơn một thế kỷ bởi các cường quốc đế quốc thuộc địa phương Tây đang chuyển tiếp thành một thế giới của các quốc gia châu Phi, Trung Đông, và châu Á đang nổi lên. Con số các quốc gia ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu đặt các áp lực lứon lên các quốc gia đang phát triển về việc liên minh với một trong hai nhóm siêu cường. Cả hai đều hứa hẹn những khoản viện trợ tài chính, quân sự và ngoại giao lâu dài để đồi lấy một liên minh, trong đó các vấn đề như tham nhũng, và vi phạm nhân quyền đều bị bỏ qua. Khi một chính phủ liên minh bị đe doạ, các siêu cường thường chuẩn bị và luôn có ý muốn can thiệp.
Trong một bối cảnh quốc tế như vậy, Liên bang Xô viết đã truyền bá một vai trò như nước lãnh đạo của phe "chống đế quốc", thu hút sự chú ý của Thế giới thứ ba như một đối thủ đáng tin cậy của chủ nghĩa đế quốc chứ không phải nhiều quốc gia đã có độc lập ở châu Phi và châu Á. Khrushchev đã mở rộng chính sách của Moscow bằng cách thiết lập các quan hệ mới với Ấn Độ và các quốc gia thành viên quan trọng khác của phong trào không liên kết và các nước phi cộng sản khác trong khắp Thế giới thứ ba. Nhiều quốc gia thuộc Phong trào không liên kết đã phát triển các mối quan hệ thân cận với Moskva.
Trong một cuộc diễn tập các chính sách "hạ giá" mới, theo các học thuyết của Dulles, Eisenhower đã cản trở sự can thiệp của Liên xô, sử dụng CIA để lật đổ các chính phủ thù địch. Trong thế giới Ả Rập, tiêu điểm là phong trào quốc gia liên Ả Rập. Các công ty Mỹ đã đầu tư nhiều vào vùng này, nơi có những giếng dầu lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ lo lắng về sự ổn định và tính trung thành của các chính phủ trong vùng, nơi sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào.

Các khối hiệp ước quốc phòng

Chính quyền Eisenhower tìm cách chính thức của hệ thống liên minh của mình thông qua một loạt các hiệp ước. Các đồng minh Đông Á của họ gia nhập vào trong Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) trong khi các nước bè bạn ở Mỹ Latinh được gộp vào trong Tổ chức các Quốc gia Mỹ Latinh. Liên minh ANZUS được ký kết giữa Hoa Kỳ, Australia và New Zealand. Không nhóm nào trong số này có được thành công như NATO từng có ở châu Âu.
John Foster Dulles, một người chống cộng cứng rắn, dần tập trung vào chính trị của Thế giới thứ ba. Ông tăng cường những nỗ lực "sáp nhập" toàn bộ Thế giới thứ ba phi cộng sản vào trong một hệ thống các hiệp ước quốc phòng đa phương, vượt tới 500.000 dặm để củng cố cho các liên minh mới. Dulles đưa ra sáng kiến Hội nghị Manila năm 1954, dẫn tới hiệp ước SEATO thống nhất tám quốc gia (dù ở Đông Nam Á hay có lợi ích ở đó) vào trong một hiệp ước phòng thủ trung lập. Hiệp ước này được tiếp nối năm 1955 bởi Hiệp ước Baghdad, sau này được đổi tên thành Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO), thống nhất các quốc gia "phía bắc" Trung Đông—Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, và Pakistan—trong một tổ chức phòng thủ.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia thế giới thứ ba không muốn gia nhập với bất kỳ cường quốc nào. Phong trào không liên kết, dẫn đầu bởi Ấn Độ, Ai Cập, và Áo, tìm cách thống nhất thế giới thứ ba chống lại cái bị coi là chủ nghĩa đế quốc bởi cả phương Đông và phương Tây.

Ảnh hưởng Liên xô và Chủ nghĩa quốc gia

Dulles, cùng với hầu hết các nhà hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ thời kỳ này, coi nhiều nhân vật quốc gia và "các mạng" của thế giới thứ ba là chủ yếu nằm dưới tầm ảnh hưởng, nếu không nói là tầm kiểm soát của Khối hiệp ước Warsaw. Trớ trêu thay, trong cuốn Chiến tranh, Hoà bình và Thay đổi (1939), ông đã gọi Mao Trạch Đông là một "nhà cải cách nông nghiệp," và trong Thế chiến II ông đã gọi những người theo Mao là "cái gọi là 'phái Hồng quân của Mao'."  Nhưng ông không còn được công nhận là có các nguồn ngốc bản xứ nữa trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ở năm 1950. Trong Chiến tranh và Hoà bình, một tác phẩm đầy ảnh hưởng bác bỏ các chính sách ngăn chặn của chính quyền Truman, và tán thành một chương trình "giải phóng" tích cực, ông đã viết:
Vì thế 450.000.000 người ở Trung Quốc đã ngã xuống dưới sự lãnh đạo chống Mỹ cuồng nhiệt, và thực hiện nó dưới sự ảnh hưởng và hướng dẫn từ Moscow... giới lãnh đạo Liên xô đã giành một thắng lợi ở Trung Quốc vượt quá cả điều Nhật Bản đang tìm kiếm và chúng ta đã đối đầu với nguy cơ là cả một cuộc chiến để ngăn chặn."
Phía sau vũ đài, Dulles có thể giải thích các chính sách của ông theo địa chính trị. Nhưng trước công chúng, ông sử dụng các lý do đạo đức và tôn giáo mà ông tin rằng người Mỹ thích nghe, thậm chí ông thường bị chỉ trích bởi những nhà quan sát trong nước và nước ngoài vì vì ngôn ngữ mạnh của mình.
Hai trong những nhân vật hàng đầu ở giai đoạn giữa hai cuộc chiến và đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh xem xét các quan hệ quốc tề từ một quan điểm "hiện thực", nhà ngoại giao George Kennan và nhà lý luận Reinhold Niebuhr, đã rất bận tâm tới chủ nghĩa đạo đức của Dulles và phương pháp theo đó ông phân tích cách hành xử của Liên xô. Kennan đồng ý với lý lẽ rằng Liên xô thậm chí có một thiết kế thế giới sau khi Stalin chết, và còn quan tâm nhiều hơn với việc duy trì sự kiểm soát với khối của mình. Nhưng những giả định bên dưới của một thế giới cộng sản bền vững, được định hướng từ Kremlin, về chính sách ngăn chặn của Truman-Acheson sau bản dự thảo của NSC-68  là đặc biệt so sánh được với những điều của chính sách đối ngoại Eisenhower-Dulles. Những kết luận của Paul Nitze trong các văn bản của Hội đồng An ninh Quốc gia như sau:
Điều gì mới, điều gì tạo ra các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, là sự phân cực quyền lực vốn chắc chắn gây xung đột giữa xã hội nô lệ và xã hội tự do… Liên xô, không giống như những kẻ muốn có quyền bá chủ trước kia, bị điều khiển bởi một đức tin cuồng tín mới, trái ngược với đức tin của chúng ta, và đang tìm cách áp đặt quyền lực tuyệt đối của nó… [tại] Liên xô và thứ hai trong khu vực hiện thuộc quyền kiểm soát [của họ]… Tuy nhiên, trong tâm tưởng của các nhà lãnh đạo Liên xô, việc hoàn thành mong ước này đòi hỏi sự mở rộng mạnh quyền lực của họ... Vì thế những nỗ lực hiện nay của Liên xô đang hướng tợi việc thống trị các khu vực đất đai Âu Á."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét