Blogroll

Chiến tranh Lạnh (1953-1962)

(1953–1962) nói về một giai đoạn trong cuộc Chiến tranh Lạnh từ khi lãnh tụ Liên xô Joseph Stalin qua đời năm 1953 tới cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Sau khi Stalin qua đời tình trạng bất ổn xảy ra trong Khối Đông Âu, trong khi có sự yên tĩnh trong các quan hệ quốc tế, bằng chứng của điều này có thể thấy trong việc ký kết Hiệp ước Nhà nước Áo thống nhất Áo, và Hiệp ước Geneva chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Tuy nhiên, sự"tan băng" này chỉ là một phần với một cuộc chạy đua vũ trang trên diện rộng tiếp tục diễn ra trong suốt thời kỳ.


Eisenhower và Khrushchev

Khi Dwight D. Eisenhower tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ năm 1953, Đảng Dân chủ đã mất quyền kiểm soát chức vụ này sau hai mươi năm. Tuy nhiên, dưới thời Eisenhower, chính sách thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ vẫn hầu như không thay đổi. Tuy việc xem xét lại toàn diện chính sách đối ngoại đã được đưa ra (được gọi là "Chiến dịch Nhà tắm nắng"), đa số những ý tưởng nổi lên (như "hạ cấp của Chủ nghĩa Cộng sản" và việc giải phóng Đông Âu) nhanh chóng bị coi là không có khả năng thực hiện. Một sự tập trung bên dưới trên chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Liên xô tiếp tục là cách tiếp cận chủ yếu của chính sách đối ngoại Mỹ.
Một phần quan trọng của chính trị Mỹ trong giai đoạn này là Chủ nghĩa McCarthy. Được đặt theo tên Thượng nghị sĩ bang Wisconsin Joseph McCarthy, đây là một giai đoạn chống chủ nghĩa cộng sản mạnh kéo dài từ năm 1948 tới khoảng năm 1956. Chính phủ Hoa Kỳ đã truy tố lãnh đạo của Đảng Cộng sản Mỹ cũng như các cá nhân khác bị nghi ngờ là cộng sản. Sự nghiệp của McCarthy đi xuống năm 1954 khi những buổi điều trần của ông lần đầu tiên được truyền trên TV, cho phép công chúng và báo chí thấy được các chiến lược của ông.
Trong khi việc chuyển tiếp chức vụ tổng thống từ Truman sang Eisenhower vốn là một nhân vật bảo thủ ôn hoà, sự thay đổi tại Liên bang Xô viết rất rộng lớn. Với cái chết của Joseph Stalin (người đã lãnh đạo Liên xô từ năm 1928 và trong suốt cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại) năm 1953, nhân vật cánh tay phải cũ của ông Nikita Khrushchev lên giữ chức Thư ký thứ nhất Đảng Cộng sản.
Trong một giai đoạn lãnh đạo tập thể nối tiếp sau đó, Khrushchev dần củng cố quyền lực. Trong một bài phát biểu bí mật[1] trong phiên họp kín của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên xô, ngày 25 tháng 2 năm 1956, Nikita Khrushchev đã làm cử toạ sốc khi lên án sự sùng bái cá nhân với Stalin và nhiều tội ác khác đã diễn ra trong thời lãnh đạo của ông. Dù những nội dung của bài phát biểu là bí mật, nó đã bị tiết lộ ra bên ngoài, vì thế gây sốc cả cho các đồng minh của Liên xô cũng như các nhà quan sát phương Tây. Khrushchev sau này trở thành thủ tướng Liên xô năm 1958.
Sự tác động trên chính trị Xô viết rất to lớn. Bài phát biểu đã gạt bỏ các đối thủ theo chủ nghĩa Stalin cuối cùng của Khrushchev, khiến họ mất đi tính pháp lý chỉ trong một hành động duy nhất, tăng cường vai trò của Thư ký thứ nhất bên trong nước. Sau đó Khrushchev đã có thể nới lỏng các hạn chế, trả tự do một số người bất đồng và đưa ra các chính sách kinh tế nhấn mạnh trên hàng hoá thương mại chứ không phải trên việc sản xuất than và thép.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét