Blogroll

Nam Á

Tiểu lục địa Ấn Độ, có lẽ ngoại trừ trong cuộc chiến ở Afghanistan, không bao giờ là ưu tiên hàng đầu thu hút sự chú ý của siêu cường trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Châu Âu, Đông Á, Mỹ Latinh, và Trung Đông luôn được coi là có tầm quan trọng lớn hơn với các lợi ích của các siêu cường. Các quốc gia Nam Á, dù chiếm một phần năm dân số thế giới, không phải là các nền kinh tế mạnh như Nhật Bản hay Tây Âu. Không như Trung Đông với các giếng dầu của nó, Nam Á thiếu các nguồn tài nguyên có tính quan trọng sống còn. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của Hoa Kỳ trong vùng là việc thành lập các sân bay có thể sử dụng làm căn cứ cho các chuyến bay U-2 trên lãnh thổ Liên xô, hay trong trường hợp chiến tranh sẽ là nơi hạ cánh cho các máy bay ném bom hạt nhân có thể với tới Trung Á. Ban đầu, cả người Mỹ và người Liên xô đều cho rằng vùng này sẽ tiếp tục ở trong vùng ảnh hưởng của Anh, nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy.
Có một số lý do chiến lược để dính líu tới Nam Á. Người Mỹ hy vọng các lực lượng vũ trang Pakistan có thể được sử dụng để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào của Liên xô vào khu vực Trung Đông tối quan trọng. Họ cũng cảm thấy rằng là một quốc gia lớn và có nhiều tiềm năng, Ấn Độ sẽ là một giải thưởng đáng giá nếu nó rơi vào tay phe khác. Ấn Độ, một nền dân chủ đang phát triển, chưa bao giờ rơi vào tình thế đặc biệt nguy hiểm trước nguy cơ rơi vào tay những kẻ phiến loạn hay áp lực bên ngoài từ một cường quốc lớn. Họ cũng không muốn liên minh với Hoa Kỳ.
Một sự kiện quan trọng ở vũ đài Nam Á của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh và việc ký kết Thoả thuận Hỗ trợ Quốc phòng Song phương giữa Pakistan và Hoa Kỳ năm 1954. Hiệp ước này sẽ hạn chế các lựa chọn sau này của mọi cường quốc lớn trong vùng. Hoa Kỳ cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Pakistan. Với Pakistan, liên minh với Hoa Kỳ trở thành một giáo lý trung tâm của chính sách đối ngoại của họ, và dù có nhiều bất mãn với nó, nó vẫn luôn được coi là một mối quan hệ quá có giá trị để từ bỏ. Sau cuộc chia rẽ Trung-Xô, Pakistan cũng theo đuổi các quan hệ với Trung Quốc.
Chính sách của Liên xô về Nam Á rất gần với chính sách của Hoa Kỳ. Ban đầu người Liên xô, giống như người Mỹ, hầu như không quan tâm tới vùng này và duy trì một lập trường trung lập trong những cuộc tranh cãi Ấn Độ-Pakistan. Với việc ký kết các thoả thuận giữa Pakistan và Hoa Kỳ năm 1954, cùng với việc các quốc gia tham dự vào CENTO và SEATO, tình thế đã thay đổi. Năm 1955, Bulganin và Khrushchev quay sang Ấn Độ và hứa hẹn những khoản tài chính lớn cũng như việc hỗ trợ xây dựng cơ sở công nghiệp cho nước này. Tại Sringar, thủ phủ của Kashmir, các lãnh đạo Liên xô đã tuyên bố rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ vị thế trung lập của mình và ủng hộ Ấn Độ trong cuộc tranh cãi đang diễn ra tại Kashmir.
Tuy nhiên, Jawaharlal Nehru vẫn còn hoài nghi, và vì nhiều lý do ông muốn trãnh những vướng mắc với Hoa Kỳ và ông cũng muốn giữ Ấn Độ không bị lệ thuộc quá nhiều vào Liên xô. Dù Liên xô đã gửi cho Ấn Độ một số viện trợ và dù Nehru trở thành nhà lãnh đạo không cộng sản đầu tiên phát biểu trước nhân dân Liên xô, hai quốc gia vẫn khá xa cách. Sau khi Khrushchev bị hạ bệ, người Liên xô lại khôi phục lập trường trung lập và làm dịu nhẹ hậu quả của cuộc chiến tranh năm 1965. Những cuộc đàm phán hoà bình được tổ chức tại thành phố Tashkent vùng Trung Á.
Tới cuối những năm 1960s, những nỗ lực phát triển của Ấn Độ một lần nữa trở nên trì trệ. Một sự thâm hụt tài khoản vãng lai lớn xuất hiện và một trận hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề tới ngành nông nghiệp. Như với sự suy giảm của một thập kỷ trước đó, Ấn Độ một lần nữa lại tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tuy nhiên, các quan hệ khi ấy đã ở mức rất thấp với Hoa Kỳ, nước đang rất bận tâm tới Việt Nam. Trên hết, nhiều vấn đề nhỏ hơn khác đã khiến sự dửng dưng của Hoa Kỳ trở thành ác cảm. Các tổ chức quốc tế phương Tây như Ngân hàng Thế giới cũng không muốn cam kết các khoản tiền cho các dự án phát triển ở Ấn Độ nếu không có những nhượng bộ về thương mại của họ.
Cùng với các quốc gia Khối hiệp ước Warsaw khác, người Liên xô bắt đầu cung cấp viện trợ ở quy mô lớn cho những nỗ lực của Ấn Độ nhằm xây dựng một cơ sở công nghiệp. Năm 1969, hai cường quốc đàm phán một hiệp ước hữu nghị có thể biến sự không liên kết chỉ còn là lời mở đầu. Hai năm sau, khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng ở Đông Pakistan (hiện là Bangladesh), Ấn Độ đã ký kết thoả thuận.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét